Lý thuyết: Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
Ví dụ 3:
Dạng 3: Tìm tâm của đường tròn
Phương pháp:
Sử dụng một số quỹ tích cơ bản được dùng để tìm tâm đường tròn:
- Tập hợp điểm \(M\)
cách một đường thẳng \(d\) cho trước một
khoảng bằng \(h\) cho trước là một trong
hai đường thẳng song song với nó.
- Tập hợp điểm \(M\)
cách điểm \(O\) cho trước một khoảng bằng
\(d\) cho trước là đường tròn \((O, d).\)
- Tập hợp điểm \(M\)
cách đều hai cạnh của một góc cho trước là đường phân giác của góc đó.
- Tập hợp điểm \(M\)
có hình chiếu cố định trên một đường thẳng \(d\)
cho trước là một đường thẳng vuông góc với \(d\)
tại điểm đó.
- Tập hợp điểm \(M\)
cách đều hai điểm \(A,\ B\) là đường
trung trực của đoạn thẳng \(AB. \)
Ví dụ 3:
Cho đường tròn \( (O; R). \) Từ điểm \(M\) ở ngoài đường tròn, kẻ hai tiếp tuyến \(MA,\ MB. \) Nếu \(MA=R+5\) thì điểm \(M\) di động trên đường nào?
Giải
Theo định lí Pytago, ta có:
\(MO=\sqrt{MA^2+OA^2}=\sqrt{(R+5)^2+R^2}=\sqrt{2R^2+10R+25}\)
Mà \(R\) không đổi nên \(M\) luôn cách \(O\) cố định một khoảng không đổi bằng \(\sqrt{2R^2+10R+25}.\)
Do đó, \(M\) thuộc đường tròn \( (O; \sqrt{2R^2+10R+25}).\)